Bộ Xây dựng đề nghị xử lý nghiêm sàn giao dịch và môi giới BĐS vi phạm

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 16 quy định xử phạt hành chính về xây dựng. Theo đó, quy định từ ngày 28-1-2022, hàng loạt hành vi vi phạm trong hoạt động môi giới bất động sản (BĐS) sẽ bị xử phạt hành chính từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.

90% Sàn giao dịch BĐS hoạt động trở lại trong 6 tháng đầu năm 2022

Theo số liệu báo cáo từ Bộ Xây dựng, trong 6 tháng đầu năm 2022 có 90% sàn giao dịch BĐS đã trở lại hoạt động, đồng thời nhiều sàn giao dịch cũng được thành lập mới.

Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, sau khi hầu hết tỉnh, thành trên cả nước trở về trạng thái “bình thường mới”, thị trường BĐS đã dần sôi động trở lại, lượng khách hàng tìm kiếm và giao dịch cũng tăng dần.

Tính đến năm 2020, cả nước có hơn 1.600 sàn giao dịch BĐS hoạt động, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, có thời điểm chỉ còn 20% số sàn duy trì hoạt động. Đến cuối năm 2021, cùng với sự thích nghi, phục hồi, số sàn giao dịch BĐS duy trì hoạt động đã tăng lên khoảng 40%.

Để thị trường phát triển ổn định, lành mạnh, bên cạnh sửa đổi Luật Kinh doanh BĐS để tạo khung pháp lý, tăng cường hiệu quả quản lý thị trường, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương thực hiện công khai, minh bạch thông tin quy hoạch xây dựng, danh mục, tiến độ triển khai dự án phát triển cơ sở hạ tầng, dự án BĐS, đặc biệt là những dự án lớn và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính tại địa phương, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.

Cũng theo thông tin từ Bộ Xây dựng, tính đến hết tháng 6/2022, cả nước có 32.912 cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS. Các tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới ngày càng phát triển, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao dịch kinh doanh BĐS.

Theo quy định pháp luật, cá nhân muốn hành nghề môi giới phải được đào tạo, thi sát hạch và được cơ quan quản lý nhà ở và thị trường BĐS địa phương cấp chứng chỉ hành nghề.

Ngoài ra, cá nhân hành nghề môi giới có thể hoạt động độc lập không theo tổ chức, yêu cầu về đào tạo, thi sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề môi giới còn đơn giản… Điều này dẫn đến một bộ phận môi giới bất động sản còn yếu về chuyên môn, hiểu biết pháp luật hạn chế.

Bên cạnh đó, còn một lượng lớn các cá nhân hành nghề “môi giới” trung gian mua, bán bất động sản tự do. Số lượng và hoạt động của các cá nhân này thiếu ổn định và khó kiểm soát, trong đó có tình trạng làm ăn “chụp giật”, không tự giác kê khai nộp thuế theo quy định pháp luật.

Để đảm bảo thị trường BĐS trong thời gian tới phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, Bộ Xây dựng đề xuất, kiến nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kinh doanh BĐS, hoạt động sàn giao dịch, môi giới BĐS.

Đồng thời, xử lý nghiêm hoạt động của các sàn giao dịch và hoạt động môi giới vi phạm pháp luật, các hành vi đưa thông tin không chính xác, gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, BĐS.

Nhưng trong 6 tháng đầu năm 2022, thị trường BĐS đã dần sôi động, lượng khách hàng tìm kiếm và giao dịch cũng tăng lên. Đến nay, có khoảng 90% số sàn giao dịch đã trở lại hoạt động; đồng thời có thêm nhiều sàn mới được thành lập.

Tuy nhiên, việc quy định không bắt buộc giao dịch BĐS qua sàn, điều kiện thành lập và điều hành sàn còn đơn giản, chưa quy định cụ thể mô hình, quy trình giao dịch dẫn đến hoạt động của các sàn mang tính tự phát, thiếu ổn định, chưa bảo đảm kiểm soát được thông tin giao dịch BĐS.

Ngoài ra, còn có hiện tượng các sàn giao dịch còn câu kết “ôm hàng”, “làm giá”, “tạo sóng”, “thổi giá”, gây “sốt ảo” ăn chênh lệch làm nhiễu loạn thị trường.

Sàn giao dịch BĐS hầu như chỉ đóng vai trò làm môi giới, trung gian giữa chủ đầu tư và khách hàng; thiếu vai trò kiểm soát, đảm bảo tính pháp lý đối với các giao dịch BĐS qua sàn.

Mức phạt hàng trăm triệu đồng với sàn giao dịch và môi giới bất động sản vi phạm

Chính phủ đã ban hành Nghị định 16 Quy định xử phạt hành chính về xây dựng sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 28/1/2022.  Khi Nghị định chính thức có hiệu lực, hàng loạt hành vi vi phạm của môi giới BĐS sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể mức phạt như sau:

_ Mức phạt 40-60 triệu đồng : Hành nghề môi giới BĐS không có chứng chỉ

Bo Xay Dung De Nghi Xu Ly Nghiem San Giao Dich Va Moi Gioi Bds Vi Pham

  • Kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập mà không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hết thời hạn sử dụng theo quy định
  • Tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS làm sai lệch nội dung chứng chỉ. Buộc phải nộp lại
  • Cho mượn, cho thuê hoặc thuê, mượn chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS để thực hiện các hoạt động liên quan đến môi giới BĐS
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh BĐS.

_Mức phạt 120-160 triệu đồng nếu Kinh doanh dịch vụ BĐS mà không thành lập doanh nghiệp theo quy định hoặc không đủ số người có chứng chỉ hành nghề

Bo Xay Dung De Nghi Xu Ly Nghiem San Giao Dich Va Moi Gioi Bds Vi Pham

  • Kinh doanh dịch vụ BĐS mà không thành lập doanh nghiệp theo quy định hoặc không đủ số người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS theo quy định hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng.
  • Vi phạm hợp đồng kinh doanh dịch vụ BĐS không được lập thành văn bản hoặc không đầy đủ các nội dung chính theo quy định.
Xem thêm:  Những lưu ý cần nhớ khi đi làm sổ đỏ từ 1.9

Yêu cầu biện pháp khắc phục hậu quả đối với những hành vi vi phạm như sau:

_Hành vi vi phạm :

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS, dịch vụ BĐS, giao dịch BĐS hoặc cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định; sàn giao dịch BĐS không có quy chế hoạt động hoặc hoạt động sai quy chế được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc hoạt động không có tên, địa chỉ theo quy định hoặc thay đổi tên, địa chỉ hoạt động nhưng không thông báo đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định; Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh BĐS.

_ Biện pháp khắc phục:

Đối với những hành vi vi phạm nêu trên, Chính phủ yêu cầu: Buộc có chứng chỉ hành nghề theo quy định khi kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập; Buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề bị tẩy xóa, sửa chữa cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp chứng chỉ hành nghề; Buộc thành lập doanh nghiệp theo quy định khi kinh doanh dịch vụ BĐS hoặc buộc có đủ số người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS theo quy định;

Buộc lập hợp đồng hoặc hợp đồng kinh doanh dịch vụ BĐS đầy đủ các nội dung chính theo quy định; Buộc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định; Buộc trả lại cho bên nộp tiền các loại phí kinh doanh dịch vụ BĐS ; Buộc cung cấp thông tin về BĐS.

Mức phạt 60-80 triệu đồng : Tại Điều 60 “Vi phạm quản lý, ứng dụng, công khai thông tin nhà và thị trường BĐS” đối với những hành vi:

Quy Dinh Moi Lien Quan Den Moi Gioi Bat Dong San Tai Nghi Dinh 16 2022 Nd Cp Cua Chinh Phu

  • Không cung cấp, cung cấp không chính xác, không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn kê khai BĐS cho cơ quan quản lý thông tin về nhà ở và thị trường BĐS
  • Theo Nghị định 16 quy định xử phạt Môi giới BĐS tự ý cung cấp cho bên thứ ba dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS của cơ quan nhà nước mà không được sự cho phép của cơ quan quản lý hệ thống thông tin BĐS sẽ bị phạt

Chính phủ yêu cầu biện pháp khắc phục hậu quả đối với những hành vi vi phạm như sau:

_ Hành vi vi phạm

Không làm rõ, giải trình và chỉnh sửa theo quy định đối với nội dung thông thị của cơ quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS; Làm sai lệch, hỏng hoặc thất thoát thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS; Chiếm giữ, tiêu hủy trái phép thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS thuộc hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở quốc gia và các địa phương theo quy định;

Cản trở việc khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS thuộc hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở quốc gia và các địa phương theo quy định;

Không thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS về những sai sót của thông tin, dữ liệu đã cung cấp.

_ Biện pháp khắc phục:

_Buộc cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin dữ liệu về thị trường BĐS cho cơ quan quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Buộc làm rõ, giải trình và chỉnh sửa thông tin về thị trường BĐS theo quy định với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này c) Buộc điều chỉnh sai lệch hệ thống thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS theo quy định với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, d) Buộc trả lại hoặc khôi phục lại thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường.

Buộc trả lại hoặc thông tin, dữ liệu về nhà ở theo quy định với hành vi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này; Buộc thực hiện đúng quy định về khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu nhà ở và thị trường BĐS với hành vi quy định tại điểm khoản này; e) Buộc thông về những sai sót của thông tin, dữ liệu cung cấp hành vi quy định tại điểm g khoản 1 Điều này.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc tăng mức xử phạt môi giới vi phạm là cần thiết nhưng cần phải sửa luật để thống nhất quy định pháp luật.

Đơn cử như việc cá nhân môi giới độc lập đã được quy định cho phép trong Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở. Các cá nhân môi giới BĐS hoạt động nhỏ lẻ, không thường xuyên, làm đúng những gì pháp luật không cấm và có đóng thuế đầy đủ thì không thể cấm họ làm.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, cho biết đến nay mới cấp chứng chỉ hành nghề cho khoảng 10% người làm môi giới, còn lại 90% chưa được cấp chứng chỉ. Việc tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ cũng rất yếu và thiếu. Một số nơi không quan tâm thực hiện chức năng này.

Bên cạnh đó, theo ông Đính, việc kiểm tra, xử phạt rất khó vì cơ quan chức năng cũng không đủ lực lượng, kiểm tra không thường xuyên sẽ không đủ sức kiểm soát. Về lâu dài cần phải quản lý bằng mã số định danh, chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS.

Quy định mới liên quan đến môi giới bất động sản tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ


Nguồn : Tổng hợp